Thế giới in

Bán tên miền THẾ GIỚI IN .com

Ngành công nghiệp in ấn là một trong những ngành phát triển nhanh nhất hiện nay, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm từ 10% đến 15%
Tên miền thegioiin.com dành cho công nghiệp in, công nghệ in, kỹ thuật in, khoa đào tạo in ấn
Bán tên miền THẾ GIỚI IN .com

Bán tên miền THẾ GIỚI IN .com

Bán tên miền THẾ GIỚI IN .com

Liên hệ mua Giao diện blog hoặc tên miền này (hoặc cả 2): Mr. Dương SĐT: 0916 6789 Một Một

Nguồn: thegioiin.com

Vài nét về lịch sử ngành In

lịch sử ngành In

Lịch sử in ấn bắt đầu xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6. Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.

Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris.
Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở thành phố Mexico, Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628 và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.
Các cột mốc đáng nhớ của nghề in thế giới:
  • 1462: nghề ấn loát du nhập vào châu Âu.
  • 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh.
  • 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic. 
Nguồn: internet

Ngành Công nghệ IN

Công nghệ in (CNI) là một ngành có nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội hiện nay rất cao. Tuy nhiên đội ngũ kỹ sư được đào tạo lành nghề, chuyên môn cao vẫn rất thiếu.

Ngành Công nghệ IN

Theo Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn, Trưởng khoa In và Truyền thông, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, thì ngành CNI là một trong những ngành phát triển nhanh nhất hiện nay, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm từ 10% đến 15%.

Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ in cao

Theo thống kê chưa đầy đủ của của Hiệp hội In Việt Nam, cả nước hiện có gần 1.200 doanh nghiệp in lớn và trên 5.000 cơ sở in tư nhân với khoảng 40.000 lao động. Tính trung bình, mỗi năm nước ta cần trên 2.000 lao động trong ngành In để thay thế cho những người đến tuổi về hưu và chuyển đổi công tác. Đó là chưa kể đến số lượng các doanh nghiệp phát triển theo.
Trong khi đó, cả nước chỉ có 6 ĐH, CĐ đào tạo nhóm ngành này, gồm: ngành Công nghệ - Thiết bị trường học, CNI, Kỹ thuật In, và Công nghệ - Thiết bị trường học hệ ngoài sư phạm.
Theo ghi nhận của các ĐH, CĐ có đào tạo ngành này, lương trung bình của kỹ sư mới ra trường từ 3 đến 5 triệu đồng, cán bộ có tay nghề khoảng 10 - 15 triệu đồng một tháng.

Nhân lực đào tạo nghề công nghệ in còn quá ít 

Tiến sĩ Anh Tuấn nhìn nhận, mặc dù được xem là đơn vị đào tạo hàng đầu của cả nước về ngành In nhưng số kỹ sư tốt nghiệp hàng năm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM còn quá ít.
Trong 5 năm gần đây, 100% sinh viên Khoa in và Truyền thông của trường được “đặt hàng” trước khi ra trường. Riêng thị trường TP HCM trung bình mỗi năm 300 lao động nhưng khả năng của trường này chỉ đáp ứng được khoảng 100 nên việc tìm kiếm nguồn nhân lực ngày càng gay gắt. Chính vì thế, các doanh nghiệp in ấn phải trông chờ vào khoảng 1.000 công nhân tốt nghiệp từ các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng công nghiệp In Hà Nội và Trung cấp nghề In TP HCM.
Thế giới IN
Hệ thống máy in tự động - thế giới in

Những kỹ sư ngành In tương lai rất 'rộng cửa' việc làm. 

“Rõ ràng là lượng nhân lực đào tạo ra hiện nay là quá ít và có nâng công suất đào tạo lên gấp đôi cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội”, Tiến sĩ Anh Tuấn cho biết.
Theo nhiều doanh nghiệp in ấn, chất lượng đào tạo hiện nay cũng chưa bắt kịp với trình độ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ngay bản thân các ĐH, CĐ, TCCN cũng nhìn nhận chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất thiết bị, phương tiện thực hành. Do đó, sau khi ra trường các kỹ sư, công nhân in tiếp cận với doanh nghiệp còn khó khăn.

Đầu vào tuyển sinh công nghệ in 

Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh chưa hiểu rõ đặc thù của ngành in, cho đó là nghề cực nhọc. Theo chương trình đào tạo của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và ĐH Bách khoa Hà Nội, một kỹ sư CNI có thể làm có thể làm ở rất nhiều vị trí và ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành in ấn đã sang thời đại của kỹ thuật số. Cùng với đó, việc làm ngành này cũng mở rộng sang nhiều ngành liên quan như truyền thông quảng cáo, thiết kế mỹ thuật, đồ họa…
Hiện, cả nước có 6 trường đào tạo ngành CNI, gồm: CĐ Sư phạm Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Nam Định; CĐ Công nghiệp In; ĐH Bách khoa Hà Nội; và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.
Nguồn Báo Đất Việt

Ấn phẩm văn phòng

Thiết kế quảng cáo

0987 91 93 91